QUYẾT ĐỊNH Về việc Quy định chính sách khuyến khích phát triển sản xuất Nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025

 

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN ĐỨC THỌ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 824/QĐ-UBND

 

          Đức Thọ, ngày 03 tháng 3 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc Quy định chính sách khuyến khích phát triển sản xuất

Nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025

 

 
 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi bổ sung mốt số Điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đức Thọ khóa XXX, nhiệm kỳ 2020- 2025;

Xét đề nghị của Trưởng Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Phòng Tài chính - Kế hoạch,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành Quyết định này Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Đức Thọ giai đoạn 2021 - 2025.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Chánh Văn phòng Cấp ủy - chính quyền huyện, Trưởng các phòng: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài Chính - Kế hoạch, Tài nguyên - Môi trường, Kinh tế - Hạ tầng, Giám đốc TTƯDKHKT&BVCTVN huyện; Chủ tịch UBND các xã, thị trấn và các Phòng, ban ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 2;

- Thường trực: Huyện ủy – HĐND Huyện;

- Chủ tịch, PCT.UBND huyện;

- Các đ/c UV BTV Huyện ủy;

- Các Đ/c UV BCH Huyện ủy;

- Các phòng, ban ngành chỉ đạo cơ sở;

- Đảng ủy, UBND các xã, thị trấn;
- Lưu VT/UBND.

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH



 


                  Trần Quang Tuấn

 

 

 

QUY ĐỊNH

MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT

NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐỨC THỌ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

(Ban hành kèm theo Quyết định số 824/QĐ-UBND ngày 03 tháng 3 năm 2021

của UBND huyện Đức Thọ)

 

 

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

1. Đối tượng, phạm vi áp dụng:

1.1. Đối tượng áp dụng:

Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung giai đoạn 2021-2025.

(Riêng các địa điểm xây dựng mô hình đã được hưởng chính sách trước đây nay chuyển đổi sang tên cho đối tượng mới đầu tư sản xuất mới hoàn toàn và có các thủ tục chuyển nhượng đầy đủ theo quy định của pháp luật thì được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định).

1.2. Phạm vi áp dụng:

Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực Nông nghiệp trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025.

Các nội dung quy định tại chính sách này, nếu có văn bản khác của cấp có thẩm quyền các cấp cùng điều chỉnh thì đối tượng áp dụng vẫn được hưởng chính sách theo quyết định này. Đối với mô hình đã được hưởng các chính sách từ ngân sách nhà nước, nguồn NTM tỉnh, huyện, xã cùng nội dung thì không được hưởng tại quy định này.

2. Nguồn kinh phí thực hiện:

Trích từ ngân sách nhà nước, hàng năm UBND huyện trình Hội đồng nhân dân huyện bố trí đảm bảo cho thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp.

 

Chương 2

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ CHÍNH SÁCH

TỪNG LĨNH VỰC VÀ HỒ SƠ, THỦ TỤC ĐỂ HƯỞNG CHÍNH SÁCH

 

1. Lĩnh vực Trồng trọt:

1.1. Hỗ trợ xây dựng hệ thống tưới tiến tiến cho mô hình trồng rau, củ, quả theo hướng VietGap có quy mô tối thiểu 02ha tập trung, mức hỗ trợ 50 triệu đồng/ha;

Hồ sơ thủ tục gồm có:

- Đơn xin hỗ trợ mô hình trồng rau củ quả ứng dụng hệ thống tưới tiên tiến của tổ chức, cá nhân có xác nhận của UBND xã, thị trấn;

- Tờ trình của UBND xã, thị trấn về việc xin hỗ trợ mô hình trồng rau theo hướng VietGap;

- Báo cáo đầu tư xây dựng mô hình được Phòng NN-PTNT thẩm định.

- Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành của cấp xã, cấp huyện.

1.2. Hỗ trợ xây dựng nhà màng trồng rau, củ, quả, hoa,... quy mô diện tích nhà màng tối thiểu 1.000 m2 trở lên, mức hỗ trợ 150.000 đồng/m2, mức hỗ trợ tối đa không qúa 300 triệu đồng/mô hình.

Hồ sơ gồm có:

- Đơn xin hỗ trợ mô hình xây dựng nhà màng trồng rau, củ, quả, hoa…của tổ chức, cá nhân có xác nhận của UBND xã, thị trấn;

- Tờ trình của UBND xã, thị trấn về việc xin hỗ trợ mô hình nhà màng trồng rau, củ, quả, hoa;

- Báo cáo đầu tư, hoặc thiết kế - dự toán mô hình được phòng chuyên môn thẩm định (Phòng Kinh tế hạ tầng thẩm định thiết kế nhà màng, Phòng NN-PTNT thẩm định báo cáo đầu tư).

- Các hóa đơn chứng từ liên quan đến vật tư, vật liệu phục vụ xây dựng mô hình;

- Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành của cấp xã, cấp huyện.

1.3. Hỗ trợ lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến cho vùng sản xuất cây ăn quả: cam, bưởi… theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, quy mô diện tích tối thiểu từ 1.000 m2 trở lên mức hỗ trợ 5.000 đồng/m2, mức hỗ trợ tối đa không quá 100 triệu đồng/mô hình.

Hồ sơ thủ tục gồm có:

          - Đơn xin hỗ trợ xây dựng mô hình trồng cây ăn quả ứng dụng hệ thống tưới tiên tiến của tổ chức, cá nhân có xác nhận của UBND xã, thị trấn;

- Tờ trình của UBND xã, thị trấn về việc xin hỗ trợ mô hình vườn trồng cây ăn quả ứng dụng hệ thống tưới tiên tiến;

- Báo cáo đầu tư xây dựng mô hình được Phòng NN-PTNT thẩm định.

- Trích lục bản đồ, hoặc kết quả đo đạc bản đồ thửa đất (Giấy CNQSD đất);

- Các hóa đơn chứng từ liên quan đến vật tư, vật liệu;

- Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành của UBND cấp xã, cấp huyện.

1.4. Hỗ trợ tích tụ ruộng đất, phá bờ thửa để sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, quy mô tối thiểu 03ha/vùng, mức hỗ trợ 20 triệu đồng/ha.

Hồ sơ thủ tục gồm có:

- Đơn xin hưởng chính sách hỗ trợ của tổ chức, cá nhân có xác nhận của UBND xã, thị trấn.

- Tờ trình của UBND xã, thị trấn về việc đề nghị được hỗ trợ kinh phí tích tụ ruộng đất, phá bờ thửa (có danh sách cụ thể từng hộ, diện tích, xứ đồng).

- Trích lục bản đồ rải thửa diện tích đất được tích tụ, phá bờ thửa có xác nhận của UBND xã, thị trấn (gồm Chủ tịch UBND xã, thị trấn, cán bộ địa chính, cán bộ Nông nghiệp), kèm theo danh sách trích ngang, chử ký của chủ hộ trả ruộng hoặc cho thuê ruộng.

- Phương án chuyển đổi tích tụ ruộng đất, phá bờ thửa của địa phương được Phòng Tài nguyên - Môi trường thẩm định.

- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng: Thuê máy làm phẳng mặt ruộng, phá bỏ bờ thửa nhỏ (kèm theo hóa đơn tài chính).

- Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành của cấp xã, cấp huyện.

1.5. Hỗ trợ xây dựng cánh đồng mẫu theo hướng hữu cơ đạt tiêu chuẩn VietGap đối với sản xuất lúa thương phẩm, quy mô diện tích tối thiểu 10ha lúa/vùng tập trung (Trừ các vùng sản xuất dự án Gạo hữu cơ trên ruộng rươi, cáy tại 3 xã: Yên Hồ, Quang Vĩnh và Bùi La Nhân) có liên kết từ sản xuất đến thu mua lúa thương phẩm, hỗ trợ 10 triệu đồng/ha, tối đa không quá 300 triệu đồng/mô hình.

Hồ sơ thủ tục gồm có:

- Đơn xin hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân thực hiện chính sách có xác nhận của UBND xã, thị trấn;

- Tờ trình đề nghị hỗ trợ kinh phí xây dựng mô hình của UBND xã, thị trấn;

- Báo cáo đầu tư xây dựng mô hình được Phòng NN-PTNT thẩm định.

- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng với đơn vị liên kết sản xuất, đơn vị đánh giá VietGap (kèm theo hồ sơ, hóa đơn tài chính để xác định chi phí tính hỗ trợ);

- Các kết quả phân tích, kiểm nghiệm đánh giá các chỉ tiêu của mô hình.

- Trích lục bản đồ rải thửa vùng sản xuất lúa theo cánh đồng mẫu hướng hữu cơ đạt tiêu chuẩn VietGap (có xác nhận của cán bộ địa chính, Nông nghiệp và Chủ tịch UBND xã, thị trấn).

- Giấy chứng nhận cánh đồng sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGap.

- Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành cấp xã, cấp huyện.

1.6. Hỗ trợ mô hình liên kết sản xuất lạc giống vụ Hè Thu hoặc vụ Thu Đông tối thiểu 03 ha trở lên/vùng tập trung, mức hỗ trợ 10 triệu đồng/01ha.

Hồ sơ thủ tục gồm có:

- Đơn xin hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân thực hiện chính sách có xác nhận của UBND xã, thị trấn;

- Tờ trình đề nghị hỗ trợ kinh phí xây dựng mô hình của UBND xã, thị trấn;

- Báo cáo đầu tư xây dựng mô hình được Phòng NN-PTNT thẩm định.

- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng với đơn vị liên kết sản xuất (kèm theo hồ sơ, hóa đơn tài chính để xác định chi phí tính hỗ trợ);

- Trích lục bản đồ rải thửa vùng sản xuất lạc giống vụ Hè Thu, vụ Thu Đông (có xác nhận của cán bộ địa chính, Nông nghiệp và Chủ tịch UBND xã, thị trấn).

- Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành của cấp xã, cấp huyện.

2. Chăn nuôi:

2.1. Hỗ trợ các tổ chức, hộ gia đình xây dựng mô hình chăn nuôi trâu hoặc bò lai Zebu tối thiểu 50% máu ngoại với quy mô tối thiểu 20 con/hộ, mức hỗ trợ 03 triệu đồng/con tối đa không quá 100 triệu đồng/mô hình. Phải đáp ứng các điều kiện: Bê, hoặc nghé tối thiểu từ 05 tháng tuổi trở lên; Diện tích chuồng nuôi đảm bảo tối thiểu 4 m2/con (chuồng có mái lợp, khung cứng kiên cố); cách nhà ở và nguồn nước sinh hoạt của hộ gia đình và các hộ xung quanh tối thiểu 10 m, có bể biogas hoặc dùng chế phẩm sinh học để đảm bảo vệ sinh môi trường.

Hồ sơ thủ tục gồm có:

- Đơn xin được hưởng chính sách chăn nuôi trâu, bò có xác nhận của UBND xã, thị trấn.

- Giấy xác nhận số lượng trâu, bò của tổ chức, hộ gia đình có xác nhận của Thôn trưởng, UBND xã, thị trấn.

- Tờ trình đề nghị hưởng chính sách của UBND xã, thị trấn.

- Phương án chăn nuôi đảm bảo quy trình chăn nuôi theo luật chăn nuôi năm 2018 được UBND xã, thị trấn phê duyệt sau khi có văn bản thẩm định của Phòng NN-PTNT.

- Biên bản kiểm tra nghiệm thu cấp xã (có xác nhận của thôn trưởng và hộ dân liền kề), cấp huyện.

2.2. Hỗ trợ các tổ chức, hộ gia đình xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia cầm quy mô tối thiểu 5.000 con/lứa, mức hỗ trợ 50 triệu đồng/mô hình. Phải đáp ứng các điều kiện: khoảng cách chuồng trại đến khu dân cư tối thiểu 100m, đến trường học, bệnh viện, chợ, nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho công đồng dân cư tối thiểu 150m. Sử dụng chế phẩm sinh học để đảm bảo vệ sinh môi trường.

Hồ sơ thủ tục gồm có:

- Đơn xin xây dựng mô hình hưởng chính sách chăn nuôi gia cầm có xác nhận của UBND xã, thị trấn.

- Phương án chăn nuôi đảm bảo quy trình chăn nuôi theo luật chăn nuôi năm 2018 được UBND xã, thị trấn phê duyệt sau khi có văn bản thẩm định của Phòng NN-PTNT.

- Tờ trình đề nghị hưởng chính sách của UBND xã, thị trấn.

- Biên bản kiểm tra nghiệm thu cấp xã (có xác nhận của thôn trưởng và hộ dân liền kề), cấp huyện.

2.3. Hỗ trợ các tổ chức, hộ gia đình xây dựng chuồng trại, mua con giống chăn nuôi lợn thương phẩm quy mô tối thiểu 100 con/lứa, mức hỗ trợ 500 nghìn đồng/con, tối đa không quá 75 triệu/1 mô hình. Phải đáp ứng các điều kiện sau: Khoảng cách chuồng trại đến khu dân cư tối thiểu 100m, khoảng cách chuồng trại đến trường học, bệnh viện, chợ, nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho công đồng dân cư tối thiểu 150m. (Mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm quy mô chăn nuôi lớn về khoảng cách phải đảm bảo theo Luật Chăn nuôi 2018). Diện tích chuồng nuôi đảm bảo tối thiểu 1,2m2/con. Có bể biogas đảm bảo 1con/1m3 hoặc sử dụng chế phẩm sinh học đảm bảo vệ sinh môi trường.

Hồ sơ thủ tục gồm có:

- Đơn xin xây dựng mô hình hưởng chính sách chăn nuôi lợn thương phẩm có xác nhận của UBND xã, thị trấn.

- Tờ trình đề nghị hưởng chính sách của UBND xã, thị trấn.

- Phương án chăn nuôi đảm bảo quy trình chăn nuôi theo luật chăn nuôi năm 2018 được UBND xã, thị trấn phê duyệt sau khi có văn bản thẩm định của Phòng NN-PTNT.

- Có hóa đơn, chứng từ tài chính mua con giống.

- Biên bản kiểm tra nghiệm thu cấp xã, cấp huyện.

2.4. Hỗ trợ xây dựng Tổ hợp tác(THT) chăn nuôi gà thả vườn theo từng thôn, xóm, Tổ dân phố (THT phải được thành lập theo từng thôn, xóm, tổ dân phố) theo hướng hữu cơ an toàn sinh học, quy mô tối thiểu 10 thành viên(hộ)/THT/thôn, mỗi hộ nuôi tối thiểu 500 con gà/lứa, mức hỗ trợ 05 triệu đồng/hộ, tối đa 70 triệu đồng/THT (hỗ trợ xây dựng chuồng trại, mua con giống), đáp ứng về vệ sinh môi trường tại khu vực chăn nuôi, sử dụng men vi sinh, đệm lót sinh học xử lý chuồng nuôi, diện tích mỗi chuồng nuôi tối thiểu 20m2.

Hồ sơ thủ tục gồm có:

- Hồ sơ thành lập Tổ hợp tác chăn nuôi gà thả vườn theo Nghị định số 77/2019/NĐ-CP Hướng dẫn cụ thể về quy trình thành lập THT).

- Đơn xin xây dựng mô hình hưởng chính sách chăn nuôi gà thả vườn của Tổ Hợp tác có xác nhận của UBND xã, thị trấn.

- Tờ trình đề nghị hưởng chính sách của UBND xã, thị trấn.

- Phương án chăn nuôi gà thả vườn đảm bảo quy trình chăn nuôi theo luật chăn nuôi năm 2018 được UBND xã, thị trấn phê duyệt sau khi có văn bản thẩm định của Phòng NN-PTNT.

- Có hóa đơn, chứng từ tài chính mua con giống, làm chuồng trại.

- Biên bản kiểm tra nghiệm thu cấp xã, cấp huyện.

          3. Nuôi trồng thủy sản.

3.1. Hỗ trợ các tổ chức, hộ gia đình xây dựng, cải tạo ao, hồ, mua con giống, thức ăn để nuôi các đối tượng: cá lóc, cá lăng, cá leo, chạch sụn, ốc bươu đen. Quy mô diện tích tối thiểu từ 1.000 m2 trở lên, mức hỗ trợ 10.000 đồng/m2. Mức hỗ trợ tối đa không quá 50 triệu đồng/mô hình.

Hồ sơ thủ tục gồm có:

- Đơn xin xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản được hưởng chính sách của tổ chức, cá nhân có xác nhận của UBND xã, thị trấn.

- Tờ trình đề nghị hưởng chính sách của UBND xã, thị trấn.

- Phương án Nuôi trồng thủy sản đảm bảo quy hoạch được UBND xã, thị trấn phê duyệt sau khi có văn bản thẩm định của Phòng NN-PTNT.

- Có hóa đơn, chứng từ tài chính mua con giống.

- Có phương án cải tạo, san lấp ao hồ được UBND huyện phê duyệt (Đối với các mô hình cải tạo, san lấp, chuyển đổi mục đích sử dụng đất).

- Biên bản kiểm tra nghiệm thu cấp xã, cấp huyện.

3.2. Hỗ trợ xây dựng 01 mô hình điểm về ương nuôi cá Coi (cá cảnh): Quy mô diện tích tối thiểu từ 1.000 m2 trở lên, mức hỗ trợ 20.000.000  đồng/mô hình.

Hồ sơ thủ tục gồm có:

- Đơn xin xây dựng mô hình điểm về ương nuôi cá Coi của tổ chức, cá nhân có xác nhận của UBND xã, thị trấn.

- Tờ trình đề nghị hưởng chính sách của UBND xã, thị trấn.

- Phương án xây dựng mô hình được Phòng NN-PTNT thẩm định.

- Có hóa đơn, chứng từ tài chính về mua con giống.

- Biên bản kiểm tra nghiệm thu cấp xã, cấp huyện.

4. Hỗ trợ công tác diệt chuột cho các địa phương sản xuất lúa theo định mức hỗ trợ 60.000 đồng/01ha/năm đất trồng lúa.

Hồ sơ gồm có:

- Đơn xin hỗ trợ kinh phí của tổ chức thực hiện chính sách có xác nhận của UBND xã, thị trấn;

- Tờ trình đề nghị hỗ trợ kinh phí diệt chuột cho đất trồng lúa của UBND cấp xã, thị trấn;

- Phương án, kế hoạch thực hiện diệt chuột của các xã, thị trấn từng năm được Phòng NN-PTNT thẩm định.

- Báo cáo kết quả thực hiện diệt chuột của các xã, thị trấn. Kèm theo bảng kê hồ sơ chứng từ liên quan đến quá trình thực hiện diệt chuột của địa phương (Hóa đơn mua thuốc diệt chuột, vật tư, bảng kê danh sách chi trả kinh phí diệt chuột cho các tổ chức, cá nhân hộ gia đình).

5. Hỗ trợ xây dựng 03 điểm giới thiệu, kết nối, bán hàng các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP lĩnh vực Nông nghiệp của huyện tại trung tâm Thị trấn Đức Thọ, Ngã ba Lạc Thiện và Khu vực Chợ Đàng Đức Đồng. Mỗi điểm có diện tích tối thiểu 30m2 hỗ trợ 100 triệu đồng/điểm.

Hồ sơ thủ tục gồm có:

-  Đơn xin hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân thực hiện chính sách;

 - Tờ trình đề nghị hỗ trợ kinh phí xây dựng “ Điểm giới thiệu, kết nối, bán hàng các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP lĩnh vực Nông nghiệp của huyện” của UBND cấp xã, thị trấn;

- Phương án sản suất kinh doanh được Phòng NN-PTNT thẩm định.

- Hợp đồng thuê địa điểm (đối với các nhân tổ chức phải thuê mặt bằng), bảng kê mua sắm vật tư phục vụ gian hàng (kèm theo hồ sơ, hóa đơn tài chính để xác định chi phí tính hỗ trợ);

- Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành của cấp xã, cấp huyện.

 

Chương 3.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì xây dựng các Đề án, Kế hoạch, dự toán phát triển sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2021-2025.

- Phối hợp với các phòng: Tài chính - Kế hoạch, Tài nguyên và Môi trường, Kinh tế - Hạ tầng và các phòng ban có liên quan để thống nhất, lồng ghép các nguồn vốn thực hiện chính sách trên.

- Chủ trì tổ chức thẩm định báo cáo, phương án dự toán xây dựng mô hình thuộc lĩnh vực ngành phụ trách, tham mưu UBND huyện thành lập Đoàn nghiệm thu các mô hình, tham mưu quyết định phê duyệt.

- Hướng dẫn các hộ dân xây dựng các hồ sơ, thủ tục.

- Tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện tính hiệu quả của các chính sách nông nghiệp và phối hợp với các đơn vị có liên quan, tổng hợp quyết toán nguồn kinh phí thực hiện chính sách quy định tại quyết định này báo cáo UBND huyện xem xét.

2. Phòng Tài chính - Kế hoạch:

- Chủ trì, phối hợp với phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn xem xét, dự kiến bố trí nguồn kinh phí thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp đã được Hội đồng nhân dân huyện phê chuẩn, cấp đầy đủ, kịp thời cho các tổ chức và cá nhân khi có đủ hồ sơ, thủ tục thanh toán nêu tại chương 2.

- Căn cứ kế hoạch phân bổ ngân sách từ đầu năm và kết quả thực hiện của các tổ chức, cá nhân, xây dựng kế hoạch, tham mưu cho UBND huyện trình HĐND huyện bổ sung nguồn kinh phí hoặc điều chuyển nguồn kinh phí đầu tư nông nghiệp đảm bảo hiệu quả cao.

3. Phòng Tài nguyên và Môi trường:

- Tổ chức thực hiện các chính sách về đất đai và xử lý môi trường.

- Thẩm định phương án tích tụ ruộng đất, phá bờ thửa cho các địa phương.

- Chủ trì, phối hợp với các xã, thị trấn kiểm tra thu hồi, chuyển đổi quyền sử dụng đất, mục đích sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân thực hiện chính sách này.

4. Phòng Kinh tế - Hạ tầng:

- Tổ chức thẩm định thiết kế nhà màng.

- Phối hợp với Phòng NN-PTNT, UBND các xã, thị trấn kiểm tra nghiệm thu các mô hình liên quan đến lĩnh vực quản lý của Phòng cho các tổ chức, cá nhân thực hiện chính sách này.

5. Trung tâm văn hóa - truyền thông huyện và các tổ chức chính trị xã hội huyện: Tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng để các địa phương, đơn vị, gia đình, Đảng viên, hội viên biết, tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách của Quyết định này.

6. Cơ quan liên quan: Theo chức năng, nhiệm vụ của mình triển khai thực hiện đúng quy định.

7. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn:

- Tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân trên địa bàn nắm bắt được các nội dung của chính sách và triển khai thực hiện có hiệu quả.

- Chủ động bố trí ngân sách xã để thực hiện chính sách nông nghiệp hàng năm trên địa bàn.

- Thực hiện hỗ trợ kinh phí theo đúng chính sách và thanh quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ đúng theo chế độ quy định.

- Hàng năm lập dự toán kinh phí thực hiện chính sách nông nghiệp gửi về Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo UBND huyện.

- Định kỳ hàng tháng, hàng quý tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về UBND huyện qua Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn.

8. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện mô hình:

Xây dựng, hoàn thiện các hồ sơ để hưởng chính sách hỗ trợ theo quyết định. Quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, hiệu quả.

Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc đề nghị tổ chức, cá nhân báo cáo bằng văn bản gửi về Phòng Nông nghiệp - PTNT để tổng hợp, thống nhất với phòng Tài chính - Kế hoạch trình UBND huyện xem xét, Quyết định./.

 

 

                                                       ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin cùng chuyên mục

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      Bản đồ hành chính
       Liên kết website
       Bình chọn
      Thống kê: 109.719
      Online: 21